Bạn đã biết những phần cứng cơ bản có trên mọi chiếc máy tính là gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng đọc và tham khảo danh sách tên những phần cứng đó ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Phần cứng cơ bản thứ nhất có trên mọi chiếc máy tính - Card mạng
+ Card mạng là một bộ phận giúp máy tính của bạn có thể kết nối được internet.
+ Các dòng máy tính hiện nay đều được tích hợp ít nhất một card mạng Lan có dây hoặc không dây trên bộ phận bo mạch chủ của máy để giúp bạn có thể kết nối với internet.
+ Card mạng có thể giúp bạn kết nối được với internet hay mạng nội bộ.
+ Trong trường hợp bộ phận card mạng tích hợp bị hư hỏng, bạn có thể mua thêm một card mạng rời và nối vào khe mở rộng để sử dụng tiếp.
+ Nếu bạn kết nối internet dưới dạng dùng card mạng có dây thì bạn phải kết nối cáp mạng từ máy tính đến bộ định tuyến.
+ Nếu bạn kết nối internet dưới dạng dùng card mạng không dây thì máy tính được kết nối với internet thông qua bộ phát Wi-Fi.
+ Nếu khu vực bạn sinh sống không có cáp quang hoặc internet bạn có thể sử dụng modem 3G để kết nối và truy cập vào internet.
Card mạng máy tính
>>> Nếu bộ phận card mạng hoặc bất cứ bộ phận nào chiếc máy tính của bạn đang gặp bất cứ lỗi, hư hỏng hay trục trặc gì cần sửa chữa và khắc phục tại nhà quận Hoàn Kiếm, bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm sửa máy tính tại nhà quận Hoàn Kiếm giá rẻ - uy tín - nhanh nhất qua số hotline: 091.55.44.115 - 0973.505.115 để được hỗ trợ và sửa chữa trong thời gian ngắn nhất bạn nhé!
2. Phần cứng cơ bản thứ 2 có trên mọi chiếc máy tính - Thiết bị đầu vào
+ Một chiếc máy tính có thể đi kèm với một hoặc nhiều thiết bị đầu vào.
+ Một số thiết bị đầu vào máy tính thường sử dụng phổ biến như chuột, usb, touchpad, bàn phím...
3. Phần cứng cơ bản thứ 3 có trên mọi chiếc máy tính - RAM
+ Ram còn được gọi với tên khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Đây là một loại bộ nhớ dùng để ghi nhớ tạm thời những dữ liệu/tác vụ để máy tính hoạt động.
+ Tuy là một bộ nhớ của chiếc máy tính nhưng bộ phận này chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời nên khi bạn tắt máy thì ram sẽ chẳng nhớ gì về những dữ liệu đã từng được lưu trên máy trước đó nữa cả.
+ Cụ thể hơn, ram chỉ là không gian dùng để lưu trữ và ghi nhớ tạm thời những dữ liệu/tác vụ cần làm để bộ xử lý trung tâm (CPU) có thể xử lý nhanh hơn mà thôi bởi tốc độ truy xuất dữ liệu của ram nhanh hơn rất nhiều so với bộ phận ổ cứng hoặc các thiết bị có chức năng lưu trữ khác như: ổ đĩa, thẻ nhớ, usb...
+ Máy tính của bạn co thể mở cùng lúc nhiều ứng dụng, chương trình mà không hề bị chậm nếu bạn sử dụng bộ nhớ Ram có dung lượng càng lớn.
+ Vì vậy, nếu công việc của bạn đòi hỏi sử dụng hoặc chạy nhiều chương trình, phần mềm thì bạn có thể nâng cấp ram máy tính của bạn lên để đảm bảo các ứng dụng chạy được tốt và hiệu quả hơn.
+ Đơn vị dùng để đo dung lượng bộ nhớ ram là gigabyte (viết tắt là GB), trong đó 1GB sẽ tương ứng với 1 tỷ byte.
+ Dung lượng ram của các dòng máy tính phổ biến hiện nay thường dao động trong khoảng 2 - 4 GB. Với những máy cao cấp hơn có thể lên tới 16GB hoặc cao hơn nữa.
+ Bộ nhớ Ram bao gồm các tấm Wafer Silicon mỏng được bọc bên trong một con chip làm bằng gốm và gắn trên một bảng mạch.
4. Phần cứng cơ bản thứ 4 có trên mọi chiếc máy tính - Màn hình
+ Màn hình máy tính sử dụng có thể được gắn liền với máy tính như laptop, máy tính có màn hình cảm ứng... hoặc có thể tách rời với máy tính như máy tính để bàn.
+ Tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như mục đích sử dụng của bạn, để bạn có thể chọn được một loại màn hình thích hợp nhất. Chẳng hạn nếu công việc của bạn không phải di chuyển nhiều, bạn có thê chọn những loại màn hình có kích thước lớn hơn để sử dụng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải di chuyển nhiều bạn nên lựa chọn những dòng máy tính có màn hình nhỏ và vừa để sử dụng nhằm giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng và tiện lợi nhất.
+ Một yếu tố khác nữa về màn hình máy tính mà bạn cần quan tâm đó là tỷ lệ khung hình. Hiện nay có 2 tiêu chuẩn khung hình chuẩn là 4:3 (khung hình màn hình vuông) và khung hình 16:9 (màn hình rộng).
5. Phần cứng cơ bản thứ 5 có trên mọi chiếc máy tính - Ổ cứng
+ Ổ cứng máy tính là nơi lưu trữ tất cả những phần mềm, dữ liệu và hệ điều hành có trong chiếc máy tính của bạn.
+ Sự khác biệt của bộ phận ổ cứng và bộ phận ram của chiếc máy tính là khi tắt nguồn, mọi dữ liệu, phần mềm trong máy tính vẫn còn, không bị mất.
+ Những phần mềm, ứng dụng và hệ điều hành của máy tính sẽ được chuyển từ ổ cứng lên bộ nhớ ram để chạy khi bạn bật máy tính lên.
+ Hiện nay có 2 loại ổ cứng là: ổ cứng SSD và ổ cứng HHD, trong đó, ổ cứng SSD được sử dụng phổ biến hơn ổ cứng HDDv vì giá thành ổ cứng này rẻ hơn ổ cứng HDD.
+ Tuy nhiên, ổ cứng HDD có ưu điểm nổi bật hơn ổ cứng SSD là tốc độ đọc ghi nhanh hơn, hoạt động yên tĩnh và độ an toàn dữ liệu tốt hơn.
6. Phần cứng cơ bản thứ 6 có trên mọi chiếc máy tính - Ổ đĩa quang
+ Hiện nay, chỉ trừ các dòng máy tín siêu mỏng hoặc quá nhỏ thì còn lại hầu hết các dòng máy tính để bàn và máy tính xách tay đều có ổ đĩa quang đi kèm.
+ Sở dĩ gọi là ổ đĩa quang bởi việc đọc ghi dữ liệu được thực hiện trên đĩa.
+ Ngày nay, với sự phát triển của tốc độ truy cập internet nên hầu hết các dữ liệu, bộ phim đã có thể lưu trữ trên internet nên va trò của ổ đĩa quang cũng ít được dùng tới hơn so với ngày trước.
7. Phần cứng cơ bản thứ 7 có trên mọi chiếc máy tính - CPU
+ CPU hay còn có tên gọi khác là bộ xử lý trung tâm, bộ phận này có trách nhiệm xử lý hầu hết các loại tác vụ/dữ liệu của chiếc máy tính, điều khiển các thiết bị đầu ra như: màn hình, máy in...hoặc các thiết bị đầu vào như usb, chuột, bàn phím...
+ Một trong số những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn có thể xác định được chiếc máy tính của bạn hiện tại hoạt động có tốt không đó chính là nhờ vào tốc độ và hiệu suất của CPU.
+ Bộ phận CPU của máy tính được thiết kế dưới dạng một tấm mạch rất nhỏ, bên trong bộ phận này chứa một tấm Wafer Silicon được bọc bên trong một con chip làm bằng gốm và gắn trên một bảng mạch.
+ CPU là một trong những những thành phần đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ chiếc máy tính nào, đặc biệt là hệ thống máy tính cá nhân.
+ Đơn vị dùng để đo tốc độ hoạt động của CPU là herzt (kí hiệu là Hz) hoặc gigahertz (GHz), nếu giá trị của con số này càng lớn chứng tỏ tốc độ hoạt động của CPU càng nhanh, càng tốt. Trong đó, 1 herzt nghĩa là một dao động trong mỗi giây, còn 1 gigahertz nghĩa là 1 tỷ dao động trong mỗi giây.
+ Tuy nhiên, không phải tốc độ CPU chỉ được đo lường bằng 2 đơn vị trên bởi mỗi hãng máy tính sẽ sử dụng những công nghệ cải thiện hiệu năng khác nhau để giúp làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu của máy tính khác nhau.
+ Để so sánh tốc độ hoạt động của các loại CPU khác nhau một cách chính xác hơn bạn có thể so sánh thông qua số lệnh mà CPU đó có thể thực hiện mỗi giây.
+ Rất nhiều người dùng máy tính thường cho rằng CPU chính là cái thùng máy - Case của chiếc máy tính nhưng thực chất CPU chỉ là một con chip nhỏ nằm bên trong chiếc thùng máy mà thôi, trong thùng máy không chỉ chứa CPU mà còn chứa cả Ram, bo mạch chủ, ổ quang, ổ cứng và card đồ họa.