Thông tin về Hoa hòe

⇒Hoa hòe hay còn gọi là: hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ.
⇒Hoè được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tác dụng của Hoa hòe

⇒Hoa hòe khô là loại thảo dược quý giúp điều trị các chứng chảy máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt, chữa cao huyết áp, đau mắt.
Tác dụng cầm máu
⇒ Tác dụng với mao mạch
⇒Tác dụng của thuốc đối với hệ tim mạch
⇒Tác dụng hạ mỡ trong máu
⇒ Tác dụng chống viêm
⇒ Tác dụng chống co thắt và chống lóet
⇒ Tác dụng chống phóng xạ
⇒ Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm
⇒ Tác dụng chống tiêu chảy
Cách dùng và liều lượng hoa hòe khô

⇒Ngày dùng 8-10g, dạng thuốc hãm hoặc sắc, hoặc dùng 0,5-3g dạng bột hoặc viên. Quả sao tồn tính chữa đại tiện ra máu.
⇒Hoa hòe chứa 6-30% rutin. Đây là một glucozid, giúp tăng cường sức bền của mao mạch. Trong quả hòe cũng có rutin.
⇒Hoa hòe vị đắng, tính bình, quả có vị đắng tính hàn. Hoa hòe vào 2 kinh can và đại tràng. Quả vào kinh can. Hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết.
⇒Hoa hòe còn có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp trong vữa xơ động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não… Trong lâm sàng các bệnh nội, ngoại khoa, sản phụ khoa..., khi bệnh nhân bị ra máu, người ta thường chỉ định thuốc có rutin kết hợp với vitamin C liều cao.
⇒Rutin còn có tác dụng rất tốt trong phác đồ điều trị các bệnh viêm gan siêu vi B, C, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người có cơ địa gầy yếu, suy nhược cơ thể, lao xơ nhiễm phổi…
⇒Với tác dụng bảo vệ thành mạch, hoa hòe rất tốt đối với những bệnh nhân cao huyết áp giai đoạn 1và sau tai biến mạch máu não. Vì vậy, nếu có nhu cầu điều trị hỗ trợ các bệnh này tại gia đình, chúng ta nên trồng cây hoa hòe để sử dụng khi cần thiết