Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ và Phân tích giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, Vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (REM - rapid eye movement : cử động mắt nhanh)
Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn. Đôi khi bé sơ sinh ngủ ít hoặc khó đi sâu vào giấc ngủ.

Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):

Có 4 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: buồn ngủ, trẻ sơ sinh khó ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu "è è"
  • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
  • Giai đoạn 4: ngủ vô cùng sâu - trẻ im lặng và không cử động
Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Khi trẻ sơ sinh bị khó ngủ, ngủ ít là lúc mà bậc phụ huynh cần phải Cần chú ý gì nhiều hơn tới Bé, vì bình thường bé phải ngủ hơn 18 tiếng mới đủ và trong thời điểm này có rất nhiều yếu tố chính có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Bé, từ dinh dướng, môi trường xung quanh và bậc phụ huynh phải ngầm hiểu sức khỏe của Bé đang bị dán đoạn. Vậy mẹ nên quan sát và yêu thương bé khi thấy bé sơ sinh khó ngủ.