Số trẻ mắc bệnh tự kỷ có xu hướng gia tăng và được phát hiện, chẩn đoán muộn khi trẻ đã quá hai tuổi. Hiện không có thuốc điều trị bệnh tự kỷ mà chỉ có thuốc giảm tăng động, giảm tính hung hăng, điều chỉnh cảm xúc và tăng tính tập trung. Trường dạy trẻ tự kỷ Ánh sao là môi trường giáo dục cho trẻ bị bệnh tự kỷ
Số trẻ mắc bệnh tự kỷ có xu hướng gia tăng và được phát hiện, chẩn đoán muộn khi trẻ đã quá hai tuổi. Nếu được chẩn đoán sớm trước mốc này, trẻ có cơ hội trở thành như người bình thường. Hiện không có thuốc điều trị bệnh tự kỷ mà chỉ có thuốc giảm tăng động, giảm tính hung hăng, điều chỉnh cảm xúc và tăng tính tập trung. Các bé có các dấu hiệu báo động sớm của bệnh tự kỷ cần được đi điều trị ngay.
Chuyện của chị Đào Hải Ninh, ở phố Lương Định Của, Hà Nội là một điển hình của việc tự điều trị tự kỷ tại nhà cho con. Gần 10 năm trước, khi con gái Phương Minh của chị được 28 tháng tuổi, chị nhận tin sét đánh: cháu bị chứng tự kỷ. Đó cũng là những ngày chị Hải Ninh bước vào hành trình vất vả chữa chạy cho con gái. Ai mách thuốc nào hay, chị cũng mua cho con dùng, lớp học nào tốt, chị cũng tìm đến. Chị còn tìm tài liệu, lùng sục trên mạng nhưng không thấy tia hy vọng nào lóe lên. Sau đó, chị gặp được một người đồng cảnh đã qua lớp đào tạo dạy trẻ tự kỷ ở Mỹ trở về. Người này hướng dẫn các phụ huynh cách chăm sóc và phối hợp với giáo viên để dạy con. Chị Ninh đặt nhiều hy vọng, học hỏi, mua dụng cụ, nhưng tài liệu có được lại dành cho người nước ngoài, không phù hợp với người Việt. Chị bỏ tất cả để bắt đầu dạy con từ những điều gần gũi nhất.
Với trẻ bình thường, dạy vài lần trẻ tiếp thu được, nhưng với trẻ tự kỷ, chỉ dạy một từ, một hành động cũng mất cả tháng trời. Tập đi tập lại nhưng khi hỏi, trẻ vẫn như chưa từng biết gì. Không lùi bước, chị Hải Ninh kiên trì với những bài tập, giáo án đã lên sẵn cho con gái. Để dạy con biết cảm nhận cảm giác, hằng ngày chị chườm nóng, lạnh cho bé. Muốn con nhận biết sự nguy hiểm, cảm giác đau, khi bé làm vỡ cốc thủy tinh, chị cầm mảnh vỡ đâm vào tay mình cho chảy máu, rồi quết vào tờ giấy cho con thấy: “Cốc vỡ, đâm vào tay, mẹ đau này, hu hu...”.
Cứ thế, với sự kiên trì, kịp thời khen ngợi, nhắc đi nhắc lại, tuyệt đối tuân thủ kỷ luật, thay đổi giáo án liên tục cho phù hợp với con..., chị Ninh đã dạy con biết kiểm soát hơi thở khi phát âm, biết nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, dạy con học chữ, số và những kỹ năng đơn giản như cởi áo, mặc áo, chải tóc...
Giờ đây, Phương Minh đã bước sang tuổi 13, đến lớp như bao bạn cùng trang lứa. Trò chuyện với Phương Minh, không ai nghĩ em bị bệnh tự kỷ. Mẹ con chị Ninh đã chiến thắng chứng tự kỷ.

“Còn nước còn tát”
Câu chuyện của chị Hải Ninh và con gái cho thấy bệnh tự kỷ
không phải hết cách chữa. Ths giáo dục đặc biệt Mai Xuân Thu, Khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh tự kỷ chưa có phương pháp nào chữa khỏi. Việc điều trị cho trẻ tự kỷ mang ý nghĩa nâng đỡ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ hòa nhập hơn. Trẻ bịbệnh tự kỷ (thường biểu hiện khi bảy - tám tháng tuổi) được can thiệp sớm sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, cần ít nhất sáu tháng thăm khám, bao gồm các công đoạn như khai thác kỹ tình trạng và những biểu hiện của trẻ từ lúc mới sinh, theo dõi trẻ, thực hiện các bài test và khám kỹ nhiều lần mới có thể đưa ra kết luận.
Ths.BS Nguyễn Mai Hương, khẳng định: “Vai trò của cha mẹ, người thân xung quanh trẻ tự kỷ hết sức quan trọng. Khi xác định trẻ tự kỷ, bên cạnh việc nâng đỡ về tinh thần cho gia đình, các bác sĩ sẽ cung cấp các thông tin phù hợp để cha mẹ hiểu hơn về bệnh của con (các dấu hiệu của rối loạn tự kỷ, dấu hiệu chậm phát triển…), hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc và dạy con tại nhà. Chính sự hiểu biết về các rối loạn phát triển của trẻ tự kỷ sẽ giúp cha mẹ tham gia vào quá trình điều trị tốt hơn và đưa ra các quyết định đúng đắn cho con mình.
Để việc can thiệp đạt hiệu quả tốt nhất, cần có sự tham gia của cha mẹ và giới chuyên môn như bác sĩ, nhà tâm lý, các nhà giáo dục đặc biệt. Tuy nhiên cha mẹ vẫn đóng vai trò then chốt. Gia đình là môi trường tốt nhất đối với trẻ tự kỷ vì đây là môi trường quen thuộc, trẻ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động hàng ngày cùng người thân, được thực hành và luyện tập các kỹ năng”.
Khi biết con bị bệnh tự kỷ, nhiều gia đình lo lắng, mất phương hướng. Tại các thành phố lớn, hệ thống giáo dục trẻ tự kỷ có khá hơn nhưng chưa đồng bộ và hoàn thiện. Còn tại các địa phương, hệ thống điều trị trẻ tự kỷ còn thiếu thốn là một trở ngại không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cho trẻ.
Ths.Bs Nguyễn Mai Hương chia sẻ thêm, cha mẹ nên bắt đầu bằng những đồ chơi, hoạt động mà trẻ thích. Đó là con đường dẫn dắt cha mẹ đến với thế giới của trẻ. Phải kiên trì thực hiện vì trẻ sẽ không chú ý và tương tác ngay từ lần đầu tiên. Luôn tạo không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động. Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong bất kỳ tình huống nào, trong mọi hoạt động của gia đình.
Cụ thể, nên gọi tên trẻ thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc, mọi việc. Cho trẻ giao tiếp bằng mắt, nhìn vào mắt trẻ trong mọi hoạt động và nhận được ánh mắt đáp lại từ trẻ. Phụ huynh nên tham gia các trò chơi với trẻ như hai người bạn, để trẻ chủ động khi chơi. Cho trẻ tập trung vào hoạt động, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh trực quan như kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết, tránh hành động, lời nói tiêu cực. Hãy trợ giúp trẻ, cầm tay chỉ việc để trẻ học theo. Mỗi việc bắt đầu từ từ, từ việc nhỏ đến việc lớn…
bệnh tự kỷ ở trẻ em là gì vô cùng quan trọng, do đo các bà mẹ phải thương xuyên để ý đến sức khỏe của con mình.
Mọi thắc mắc của quý phụ hunh xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trường mầm non Ánh Sao
Cơ sở 1: 699, ngõ 255, Phố Vọng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: Tòa nhà c12. TT15, khu đô thị Văn Quang, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0985.681.696