Tâm nguyện cuối cùng của người thân trước khi mất là được chôn cất tại Việt Nam để được ở gần với ông bà, tổ tiên sau bao năm sống lưu lạc nơi đất khách quê người. Nếu được phép thì cần chuẩn bị thủ tục như thế nào để có thể đưa thi hài của người thân về nước chôn cất

Theo Điều 5 Nghị định số 41/1998/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ kiểm dịch ý tế biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Việc vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới phải được cơ quan kiểm dịch y tế biên giới kiểm tra y tế và cấp giấy chứng nhận. Trình tự và thể thức kiểm tra y tế do Bộ Y tế quy định”

Như vậy, với quy định trên thì thi hài của người thân sẽ được phép nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp ứng đủ những điều kiện quy định tại Phần II Thông tư số 10/1998/TT-BYT ngày 10/8/1998 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những điều kiện được nhập cảnh thi hài về Việt Nam là: nguyên nhân chết không do bệnh truyền nhiễm; đáp ứng đầy đủ các quy định về khâm liệm (như quan tài 3 lớp, lớp trong bằng kẽm, có chất hút ẩm, lớp giữa bằng gỗ, lớp ngoài bằng ván ép. Niêm phong lớp trong và lớp giữa bằng dấu của Cơ quan Kiểm dịch y tế biên giới); và quy định về phương tiện vận chuyển thi hài phải thực hiện đầy đủ các quy định về cách ly, phòng bệnh.

Do đó, để có thể đưa thi hài của người thân về nước bạn phải đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để xin cấp giấy phép nhập cảnh thi hài về Việt Nam.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

​Thân nhân của người chết, hoặc người được ủy quyền, bạn bè, đơn vị chủ quản của người chết nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam (CQĐD) tại nước có người chết hoặc CQĐD kiêm nhiệm nước đó hoặc CQĐD ở nơi thuận tiện nhất nếu ở nước có người chết không có CQĐD

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp tại trụ sở CQĐD, nếu kiểm tra thấy hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ tiếp khách cấp giấy hẹn trả kết quả cho khách.

Bước 3: Xem xét, giải quyết

Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định, Cơ quan đại diện cấp Giấy phép cho người đề nghị và tiến hành các việc sau:

Ghi vào Sổ cấp phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt; thông báo việc cấp Giấy phép cho Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Hải quan cửa khẩu và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cửa khẩu liên quan;

Đóng dấu hủy Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết do cơ quan chức năng của Việt Nam cấp (nếu có); thông báo hủy giá trị Hộ chiếu/giấy tờ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.

Bước 4: Trả kết quả

Cơ quan đại diện trả kết quả cho người đề nghị tại trụ sở Cơ quan đại diên hoặc qua bưu điện.

Chứng từ liên quan

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập cảnh cho thi hài, hài cốt, tro cốt của người chết về Việt Nam, cần nộp hoặc gửi tới Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại, bao gồm những giấy tờ sau:
  • Đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt hoặc tro cốt về Việt Nam theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNG (theo mẫu 01/NG-LS).
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành và thị thực nhập cảnh Việt Nam của người đề nghị cấp Giấy phép.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh người đề nghị là thân nhân của người đã chết. Nếu người đề nghị không phải là thân nhân thì cần có Giấy ủy quyền của thân nhân người đã chết.
  • Bản sao và bản gốc Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành của người đã chết(nếu có).
  • Bản sao Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người đã chết nếu người chết là người nước ngoài thường trú ở ViệtNam.
  • Bản sao Giấy Chứng tử.
  • Bản sao Giấy chứng nhận vệ sinh, Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế, Giấy chứng nhận đóng quan (đối với thi hài, hài cốt), Giấy Chứng nhận hỏa thiêu thi hài, Giấy chứng nhận đóng lọ tro (đối với tro cốt).
  • Giấy phép cho chuyển thi hài, hài cốt, tro cốt ra khỏi nước sở tại về Việt Nam do Cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
  • Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS có xác nhận đồng ýcủa Ủy ban nhân dân xã, phường của Việt Nam cấp.
  • Hồ sơ nộp nộp trực tiếp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
  • ​01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài/hài cốt/tro cốt của người thân về chôn cất/bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNG có xác nhận đồng ý của UBND xã/phường/thị trấn liên quan của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang nếu người chết là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân thường trú tại Việt Nam

Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mau so 01 NG-LS, Mau so 02 NG-LS

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH Y TẾ THI THỂ, HÀI CỐT, TRO CỐT


[img]https://lh3.googleusercontent.com/pBDA7lyt0FMVQ07tgaVK6GfvLz8aWmFEoulVOEdncISeTHGmkh YCjDuLBv8yyqx1g7iW6E768_DFh1Jmi8SpHHoFSCWtu56y47SK _Af8SKK5AIZnYIQU0l8SN9DPD2Z115Wd-QV9VFKT_fREew3_O6_fvMNpWGZkPbT96er7cjOOSq6WxkpJH7Z 21LcN7H68dF0yx4_HstRy-l8Py5W41TN4mjgSNhoSAY6dwKpueCipbtEqtfWtoJJCapx0Fgs u3Pe0OQrgpVFMLmjM8MlPsa8AEFIpMk_9XY_wvv***rMHBp4nI kFOQgyT7Eih7PjqW_yYq6qNMw2ieeNohVIlhqcoXFlvYQ0Q_ZS tQZEsxc6scnFIOXqFlCbYdrI8sigyuZMc3gkuVjuiZqovyc34P lvNP5VPFKpBSiQmfeT_mhprftXrgsr1bElKJnVCRJHbzJZHRS1 oRNoWncx0Oz6xl41tEvbRYOGp-jIdNHgN7OiI4otHuviS2yqAyQ_4SPkMJZL8O024nxVcjo7p0SQ CwyLlfIjA701V3fgR3XuvhJ5_GrfeTdhpzy_Y8QtlCmV-5KcuXFEmRt94_rA9WHM8NQaGZiu6IvAd3mnSvWY=w721-h301-no[/img]

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Trình tự thực hiện:
- Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Nhận và kiểm tra hồ sơ:


a) Nhập cảnh

+ Đối với thi hài: Kiểm dịch viên y tế kiểm tra “tờ khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt”

* Thi hài người chết do mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch thì phải hoả táng hoặc chôn, nếu quan tài bị nứt vỡ thì phải xử lý tại chỗ để đảm bảo không làm lây lan bệnh rồi mới vận chuyến đến nơi hoả táng hoặc chôn. Việc vận chuyển thi hài đến nơi hoả táng hoặc chôn thực hiện như sau:

Khử trùng quan tài và khu vực để quan tài bằng hoá chất trước khi vận chuyển đến nơi hoả táng hoặc chôn, vận chuyển bằng xe ô tô chuyên dụng, nếu không có, có thể sử dụng xe khác nhưng phải đảm bảo xe phải kín, đảm bảo qui định phòng lây nhiễm, lái xe được trang bị bảo hộ theo qui định, phương tiện vận chuyển được tẩy uế, khử trùng trước và ngay sau khi vận chuyển thi hài bằng chất sát khuẩn thông thường.

Khi đến nơi hoả táng hoặc chôn, để nguyên quan tài và tiến hành hỏa táng hoặc chôn, nếu chôn thì xung quanh quan tài được khử trùng bằng hoá chất Chloramin B, T hoặc bằng vôi bột trước khi lấp đất. Người thực hiện khâm liệm phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ y tế.

* Thi hài người chết không phải do bệnh truyền nhiễm gây dịch thì kiểm tra qui cách bảo quản thi hài, nếu đảm bảo qui cách (thi hài được khâm liệm bằng quan tài 3 lớp, lớp trong bằng kẽm có lót chất hút ẩm, lớp giữa bằng gỗ, lớp ngoài bằng ván ép) thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho phép nhập cảnh, nếu không đảm bảo qui cách, yêu cầu người chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng qui định trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế nhập cảnh.

+ Đối với hài cốt, tro cốt: Kiểm dịch viên y tế kiểm tra “tờ khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt”, giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của nước sở tại, kiểm tra thực tế qui cách bảo quản (hài cốt được bọc trong cùng là 2 lớp nilon, đến lớp túi vải và ngoài cùng là quách, tro cốt đưa bảo quản trong bình kín). Sau khi kiểm tra có đủ tài liệu, đảm bảo qui cách bảo quản theo qui định nêu trên thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế cho phép nhập cảnh, nếu không đảm bảo qui cách thì yêu cầu người chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng qui định trước khi cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế nhập cảnh.
Xuất cảnh:


+ Cơ quan kiểm dịch y tế biên giới không làm thủ tục xuất cảnh đối với thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch.
+ Đối với thi hài của người chết do nguyên nhân khác, hài cốt và tro cốt, sau khi kiểm tra qui cách bảo quản đúng theo qui định thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế xuất cảnh.
+ Tổ chức, cá nhân nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt và nộp phí theo quy định.


b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại tại cửa khẩu.

c)Thành phần, số lượng hồ sơ:

Thành phần hồ sơ:

- Giấy khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt (theo mẫu)
- Giấy xác nhận tử vong của cơ quan có thẩm quyền và công hàm của Sở ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về trưng cầu giám định nếu thi hài vận chuyển từ việt nam qua biên giới hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt của nước nơi thi hài, tro, hài cốt xuất phát nếu vận chuyển từ nước ngoài qua biên giới vào Việt Nam;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế của nước sở tại.


Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d)Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi tổ chức, cá nhân cung cấp đầy đủ hồ sơ (tuỳ theo tình hình thực tế tại cửa khẩu).

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.


g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Phí :

Lệ phí kiểm dịch y tế biên giới đối với xác chết và tro cốt:
+ Kiểm tra và cấp giấy phép chuyển xác chết: 20 USD/lần kiểm tra;
+ Kiểm tra và cấp giấy phép chuyển tro cốt: 05 USD/lần kiểm tra;
+ Xử lý vệ sinh xác chết: 40 USD/lần xử lý;
+ Xử lý vệ sinh tro cốt: 10 USD/lần xử lý;
+ Kiểm tra các sản phẩm đặc biệt y tế: 05 USD/lần kiểm tra.
(Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính )


i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Giấy khai kiểm dịch y tế thi hài, tro, hài cốt (Mẫu 7) .
(Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ).


k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định số 2331/2004/QĐ-BYT ngày 06/7/2004 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Quyết định số 05/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Thông tư số 232/2009/TT-BTC ngày 09/12/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí y tế dự phòng và phí kiểm dịch y tế biên giới;
- Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch Y tế biên giới;


Đối với hãng hàng không thì tùy theo quy định của hãng: Hài cốt dạng tro có thể được vận chuyển như hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi với điều kiện phải có giấy phép kiểm dịch của cơ quan y tế. Trường hợp vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi, hành khách phải đảm bảo tro được đóng gói tốt, có thể chịu được va đập trong quá trình vận chuyển. Bạn nên trực tiếp liên hệ với hãng hàng không mà mình dự định đi để hỏi về việc mang tro cốt lên máy bay.

View more random threads: