Theo các bác sĩ, trẻ chỉ bị ảnh hưởng khi tiêm sớm hơn lịch hẹn, còn việc trẻ bị chậm lịch tiêm các mũi vắc xin nhắc lại không làm giảm tác dụng của thuốc và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Lịch hẹn là thời hạn tối thiểu để trẻ có thể tiêm nhắc lại mũi tiếp theo và không có thời gian tối đa. Vì vậy, khi quá lịch hẹn, trẻ vẫn được tiếp tục tiêm vắc xin và cũng không bị mất tác dụng của liều tiêm trước đó.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc tiêm phòng đúng theo hướng dẫn sẽ giúp phát huy tối ưu hiệu quả của vắc xin, đặc biệt những liều vắc-xin tiêm nhắc lại sẽ giúp cơ thể trẻ đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối. Vì thế, các cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ tạo cho cơ thể một sức đề kháng tốt hơn để phòng, chống các bệnh sau này.

Nếu vì lý do nào đó trẻ phải hoãn tiêm như: trẻ bị ốm hoặc hết vắc xin… khi đến lịch; thì ngay khi trẻ khỏe lại hoặc đã có vắc xin, cha mẹ cần đưa trẻ đến điểm tiêm chủng sớm nhất để được tư vấn và tiếp tục tiêm đầy đủ cho trẻ.

Về nguyên tắc, tiêm đúng lịch là tối ưu nhất vì nó giúp các bậc cha mẹ không nhầm lẫn, nhớ quên và phát huy được tối đa hiệu quả của vac-xin…. Tuy nhiên, trong nguyên tắc tiêm chủng có 2 lưu ý:

- Các mũi tiêm có khoảng cách dưới 1 tháng (mũi 1,2, 3 vắc xin viêm gan B; mũi 1-2 bạch hầu – ho gà – uống ván – bại liệt) thì cần tiêm đúng ngày, không được chậm quá 1 ngày.

- Đối với các mũi nhắc lại có khoảng cách trên 1 tháng, thông thường là 6 tháng thì có thể chậm vài tuần hoặc lâu hơn.

Như vậy, phần lớn các mũi tiêm có khoảng cách 1 tháng thường rơi vào các bé dưới 6 tháng tuổi, khi sức đề kháng vẫn còn tốt, ít bị ốm đau, bệnh tật. Vấn đề là cha mẹ phải ghi chép cận thẩn lịch tiêm chủng để đưa con đi tiêm đúng ngày.

Tiêm chủng trường chinh