Vẫn khan hiếm hàng ở các phân phúc, không diễn ra nóng sốt, giá nhà không tăng nhiều và doanh nghiệp tiếp tục “bỏ chạy” ra các tỉnh là những gì mà giới phân tích đưa ra khi nói về thị trường bất động sản TP.HCM từ nay tới hết năm 2019.
Đọc thêm: https://phuclongintech.vn/vo-tu-dien.html

Năm 2019 sẽ là một năm khó khăn cho thị trường bất động sản TP.HCM. Chưa có đột phá
Kết thúc năm 2018, giới phân tích và người dân mong chờ sự đột phá của thị trường bất động sản TP.HCM ở những dự án lớn. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, từ đầu năm tới nay, Thành phố chỉ có 10 dự án được mở bán với số lượng hơn 3.000 căn. Trong khi đó, các doanh nghiệp bất động sản cho biết, nhiều dự án đang nộp hồ sơ xin cấp phép.
Chưa có đột phá
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, từ nay đến hết năm, thị trường chưa có sự đột phá về lượng hàng mới bởi những điểm nghẽn chính sách như Quyết định 60/2017/QĐ-UBND về phân lô tách thửa chưa được áp dụng, vấn đề về đất công và pháp lý dự án chưa được giải quyết…
Đối với giá nhà, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường DKRA Vietnam cho rằng, giá nhà sẽ không tăng nhiều, dù thị trường khan hiếm hàng. “Giá nhà tăng dựa trên lượng hàng mới, song khi lượng hàng mới không đủ cung cấp, thì giá nhà sẽ tăng ít bởi giao dịch hạn chế. Dự kiến, mức giá tăng trong khoảng 3 đến 5%, tùy từng khu vực và dòng sản phẩm”, ông Lâm nói.
Ông Lâm cũng cho rằng, thị trường TP.HCM sẽ khó xảy ra tình trạng sốt đất như những năm trước, bởi thời điểm sốt đất thường từ tháng 12 năm trước tới tháng 5 năm sau, nhưng tới giờ đã tháng 5, mà chưa có bất cứ hiện tượng sốt giá đất nào. Thêm vào đó, việc sốt đất liên quan tới lượng hàng mới ra nhiều và doanh nghiệp, nhà đầu tư căn cứ vào đó để tạo sóng ảo. Song từ đầu năm tới nay, thị trường đất nền mới có 2 dự án mới với gần 1.000 sản phẩm mở bán, không đủ để tạo sốt ảo.
Niềm tin dồn vào năm 2020
Giới phân tích cho rằng, năm 2019, vẫn chưa có sự đột phá về dòng hàng mới, trong khi đó nhu cầu mua nhà, đặc biệt là nhà có mức giá rẻ và tầm trung là rất cao. Đơn cử, từ đầu năm 2019 tới nay, Tập đoàn Hưng Thịnh Corp (một doanh nghiệp lớn chuyên phát triển dự án tầm trung với hàng ngàn căn hộ mỗi năm) chưa mở bán bất cứ dự án nào tại TP.HCM, mà liên tục chào bán dự án tại Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
Đã là năm thứ ba, Công ty Himlamland không có dự án bất động sản mới tại thị trường TP.HCM. Đại diện doanh nghiệp này cho biết, chưa có kế hoạch mở bán dự án mới tại TP.HCM, dù quỹ đất tại TP.HCM rất nhiều. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn khác như Novaland, Đất Xanh, Phát Đạt… đều có báo cáo cho thấy, sẽ chưa phát triển dự án mới trong năm 2019, nhưng lại đưa ra kế hoạch và mở bán các dự án lớn tại các tỉnh khác.
Tuy vậy, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land cho rằng, các tín hiệu cho thấy, nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn của lãnh đạo TP.HCM đang rất tích cực. Trong đó, việc Thành phố thông báo sẽ “mở cửa” cho 124 dự án bất động sản đang bị thanh tra để các doanh nghiệp phát triển trở lại được cho là “phao cứu sinh” cho tình trạng khan hàng của TP.HCM trong dịp cuối năm 2019 và năm 2020.
“Tuy nhiên, chính sách thì không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải có thời gian. Và theo tôi, năm 2019 là thời gian để các cơ quan nhà nước gỡ rối, giúp thị trường khơi thông trong năm 2020”, bà Hương nói.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu, điểm tích cực của năm 2019 tiếp tục đến từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi nhiều doanh nghiệp ngoại vẫn đổ bộ vào TP.HCM. Trong đó, điểm sáng có thể là bất động sản công nghiệp khi từ đầu năm 2019, TP.HCM liên tục tổ chức kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.