Ngôi nhà chính là chốn trở về của mỗi người sau những chuỗi ngày dài mỏi mệt. Để có được một không gian nhà ở hoàn hảo, chỉn chu, ... gia chủ cần hiểu rõ về cấu tạo các bộ phận trong ngôi nhà để có thể chuẩn bị xây dựng cho mình một ngôi nhà tốt nhất. Ở nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ về cấu tạo mái nhà ở hiện nay: Bao gồm vai trò, chức năng, đặc điểm của các bộ phận cấu tạo mái!


Tổng quan về mái nhà ở

Đối với bất cứ một công trình kiến trúc nào, mái nhà cũng đóng vai trò là bộ phận bao che, che chở cho tổng thể công trình từ trên xuống dưới. Mái nhà bao gồm những đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Nó à bộ phận bao phủ phần trên cùng của một công trình kiến trúc, nhà ở, biệt thự,...

+ Mái nhà có tác dụng bảo vệ ngôi nhà trước các hiện tượng thời tiết như mưa, nắng, gió,...

+ Mái nhà giúp che chắn, bảo vệ cho ngôi nhà, đảm bảo sự an toàn bền vững cho con người trong quá trình sử dụng nhà ở.

+ Mái nhà góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo kiến trúc và đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình, thể hiện được ý đồ thiết kế và mong muốn của chủ sở hữu công trình đó.

Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã biết sử dụng các vật liệu đơn giản từ tự nhiên như gỗ, tre, nứa, rơm, rạ,... để làm mái. Những nguyên liệu sử dụng làm mái chủ yếu có nguồn gốc xuất phát từ địa phương. Đặc biệt có thể thấy ở miền bắc như mái rơm rạ, miền nam thì sử dụng bằng mái lá dừa,... đều trở thành những bằng chứng lịch sử, đi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội truyền thống. Những ngôi nhà với cấu tạo đơn giản, mộc mạc với vẻ đẹp gần gũi tạo nên sức hút mạnh mẽ!


Đặc biệt hơn, những mái nhà cổ, mái đình, mái chùa,... cùng hệ kết cấu khung gỗ, ngói lợp thì sử dụng các loại ngói đất nung, ngói vẩy rồng,... cũng đã đi vào lịch sử phát triển kiến trúc với những công trình ấn tượng, mang đến nhiều dấu ấn khác biệt, hoài cổ cho kiến trúc Việt Nam. Cho đến nay, những giá trị truyền thống đó vẫn đang được kế thừa kế và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn bởi những con người hiện đại. Với những giá trị truyền thống, cùng với những vai trò không thể thay thế của mái nhà ở nêu trên, bạn ngày càng thấy được sự quan trọng của cấu tạo mái nhà ở đối với những công trình nhà ở hiện đại ngày nay, bao gồm:

Các loại mái nhà ở hiện nay

Mái nhà là một bộ phận bao che cho toàn bộ công trình. Chính vì thế, khi thiết kế mái nhà ở hiện nay cần đảm bảo 2 yếu tố là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực tốt. Cụ thể như sau:

Đảm bảo kết cấu chịu lực: Khi thiết kế mái nhà, kết cấu chịu lực của mái cần được đảm bảo: Mái nhà cần phải chịu được những tác động của tải trọng tĩnh và tải trọng động. Trong đó, tải trọng tĩnh bao gồm tải trọng của bản thân phần mái, tải trọng của lớp lợp, tải trọng của kết cấu đỡ lợp. Còn tải trọng động sẽ bao gồm các yếu tố bên ngoài tự nhiên tác động như sức gió, bão, tuyết,...

Kết cấu bao che: khi thiết kế mái nhà, kết cấu bao che của mái cần phải được đảm bảo, yêu cầu chính của kết cấu bao che là khả năng chống thấm, dột, che mưa che nắng, cách nhiệt, giữ nhiệt,... bao che và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu của tự nhiên.

Mọi loại mái nhà đều cần phải đảm bảo được 2 yêu cầu trên khi thiết kế. Thông thường, hiện nay, khi phân loại mái nhà theo độ mái, người ta sẽ có 3 cách phân loại như sau:

Mái dốc ( Bao gồm cả mái dốc đều mà mái dốc lệch)
Mái bằng

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thật kĩ các bộ phận cấu tạo mái nhà ở bao gồm:

Thứ nhất: Cấu tạo mái nhà ở- Mái dốc

Cấu tạo mái dốc nhà ở bao gồm 2 bộ phận chính là: Lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. Kết cấu đỡ tấm lợp ( Hay còn gọi là sườn mái) Bao gồm tường thu hồi , vỉ kèo, bán kèo, hệ thống giằng vỉ kèo và xà gồ. Còn phần lớp lợp thì bao gồm cầu phong, li tô, ... hay các vật liệu lợp ngói khác tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng gia đình.

Chi tiết các bộ phận cấu tạo mái nhà ở- mái dốc như sau:

Tường thu hồi- Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc

Tường thu hồi là một trong những bộ phận quan trọng trong kết cấu đỡ tấm lợp của mái nhà. Tường thu hồi là loại kết cấu đơn giản, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực cho phần mái. Tường thu hồi sẽ được xây theo độ dốc mái, tường thu hồi 2 đầu biên của mái nhà xây gạch loại 220 còn tường thu hồi giữa xây 105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi thì khi xây dựng cần phải bổ trụ. Tùy thuộc vào chiều rộng của mái mà bổ trụ hợp lý. Thông thường cứ 2m lại bổ trụ tường thu hồi 1 lần, và tại vị trí đó thì gác xà gồ. Đối với những bước gian nhà thông thường rộng khoảng 4- 5m thì sẽ xây tường thu hồi và bổ trụ 2 lần để gác xà gồ. Đấy là đối với những mái nhà ở. Trong tường thu hồi nên để thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá là 4m, nếu khoảng cách giữa 2 tường thu hồi lớn hơn quá 4m thì nên dùng kết cấu vì kèo để có thể tăng khả năng chịu lực, khả năng đỡ tấm lợp mái cho ngôi nhà.

Vỉ kèo- Kết cấu đỡ tấm lợp mái dốc- một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở
Vỉ kèo dạng hình tam giác cân để đỡ 2 mái dốc về phía 2 bên. Trong hình tam giác vỉ kèo thì cạnh đáy xà ngang ( Còn được gọi là quá giang), cạnh nghiêng thanh kèo ( hoặc kẻ), các hoành ( xà gồ) đặt vuông góc trên thanh kèo, kết cấu đỡ chính của mái dốc. Vỉ kèo thường được làm bằng gỗ, thép, hoặc bê tông cốt thép. Đặc biệt, trong xây dựng truyền thống ở nước ta, đặc biệt là những mẫu nhà cấp 4, nhà biệt thự vườn 1 tầng thì vì kèo thường được sử dụng bằng gỗ tự nhiên. Đối với vỉ kèo thép thì được sử dụng phổ biến hơn bởi tính ứng dụng cao, loại vì kèo thép này được sử dụng trong công trình xây dựng từ nhà ở truyền thống cho đến các công trình xây dựng hiện đại. Loại vì kèo bằng bê tông cốt thép được sử dụng ít hơn, thường được dùng trong các công trình nhà ở truyền thống nhà thờ, đình, chùa hiện nay, và chỉ thường được sử dụng ở các vị trí dầm, xà gồ lớn. Còn hệ thống kèo nhỏ thì làm bằng thép hoặc bằng gỗ, điều này vừa giúp tăng tính chắc chắn cho kết cấu đỡ lợp của mái, vừa tiết kiệm chi phí và giúp trọng lượng mái nhẹ bớt đi song vẫn đảm bảo được kết cấu đỡ lợp.

Hệ thống giằng:
Hệ thống giằng vì kèo nhằm liên kết giữa các vì kèo, khung thông qua xà gồ mái, đảm bảo truyền các lực tác động lên mái theo phương dọc nhà về các giằng đứng cột. Hệ thống giằng trong cấu tạo mái nhà ở có tác dụng:

+ Bảo đảm sự bất biến hình và độ cứng không gian của kết cấu chịu lực của ngôi nhà

+ Chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc của nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như gió lên tường thu hồi, lực hãm của cầu trục

+ Bảo đảm sự ổn định cho các cấu kiện chịu nén của kết cấu: thanh dàn, cột,

+ Làm khung đỡ cho mái an toàn, thuận tiện

Hệ thống giằng mái bao gồm các thanh giằng bố trí trong phạm vi từ cánh dưới dàn trở lên, phân biệt với hệ thống giằng tường, giằng cột.

Xà gồ- Kết cấu đỡ tấm lợp trong cấu tạo mái nhà
Xà gồ là cấu trúc ngang trong một mái nhà, xà gồ có chức năng chống đỡ tải trọng của phần mái và vật liệu lợp và được hỗ trợ bởi các vỉ kèo gốc hoặc các bức tường xây dựng, dầm thép. Xà gồ có thể làm bằng gỗ, sắt hộp... tùy thuộc theo điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của từng gia đình mà lựa chọn chất liệu khác nhau bởi giá thành và ưu điểm, có hạn chế khác nhau.

Trong cấu tạo mái nhà ở, xà gồ là một cấu trúc ngang của mái nhà. Nó có tác dụng chống đỡ mái, đỡ sức nặng của vật liệu lợp mái nhà. Và được hỗ trợ bởi các bức tường xây dựng hoặc là vì kèo gốc, dầm thép,...

Trong các công trình bằng thép, nhôm, xà gồ thường có dạng hình chữ W, sử dụng để gác cấu trúc chính hỗ trợ cho mái nhà.

Vị trí xà gồ thường được đặt tại:

+ Xà gồ nóc: Được đặt thẳng đứng ở đỉnh kèo

+ Xà gồ giữa: Được đặt nghiêng theo mặt kèo

+ Xà gồ biên: Được đặt ở chân kèo, đặt thẳng đứng.

Tham khảo thêm: nhà 1 tầng nhỏ đẹp

Cầu phong- Thuộc phần lớp lợp trong kết cấu bao che của cấu tạo mái nhà
Cầu phong là các thanh gỗ có tiết diện hình chữ nhật hoặc hình vuông, đặt vuông góc với xà gồ. Kích thước tiết diện tối thiểu của cầu phong tối thiểu là 4x6 cm. Cầu phong được liên kết với xà gồ bằng đinh.

Li tô: Là các thanh gỗ, được đóng vuông góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp.
Khoảng cách giữa 2 li tô phụ thuộc vào kích thước viên ngói. Li tô thường được làm bằng các thanh gỗ xẻ có kích thước 3x3cm hoặc nan tre, nan luồng được chẻ vót đều bản rộng 3cm, nếu bằng sắt thì bản rộng 2cm.

Tôn lợp mái
Tôn lợp được thiết kế để bảo vệ ngôi nhà từ thời tiết đến khí hậu. Ngay từ khi ra đời đây đã trở thành loại vật liệu này đã làm mưa làm gió trên thị trường, trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Vì thế nếu như bạn đang có nhu cầu sử dụng thì còn chần chừ gì nữa mà không chọn một tấm lợp dành cho tương lai.

Như nhiều người biết tôn lợp mái có thể được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau và chủ nhà có thể lựa chọn dựa trên những tiêu chí được đánh giá xung quanh loại vật liệu này như tính thẩm mỹ, tính bảo vệ ngôi nhà, độ bền bỉ của vật liệu và dĩ nhiên đó là chi phí. Các tấm lợp được làm từ những loại vật liệu khác nhau sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy vào những nhu cầu cũng như khả năng của gia đình mà bạn có nên lựa chọn loại vật liệu phù hợp với giá thành với khả năng đó để có thể đảm bảo đem đến không gian tốt nhất cho gia đình bạn.

Những ưu điểm của các vật liệu này:

– Tính thẩm mỹ: là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất bởi nó quyết định đến vẻ đẹp chung của ngôi nhà. Mái nhà không chỉ quan trọng trong việc bảo vệ mà nó còn cần phải đẹp. So với các vật liệu truyền thống thì những mái nhà lợp bằng tôn có màu sắc bền bỉ hơn, đẹp và hấp dẫn hơn rất nhiều. Đồng thời, tấm lợp gỗ có nhiều sắc thái và mang lại một cái nhìn tự nhiên hơn và trong khi tấm lợp nhựa và tấm lợp kim loại có nhiều màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó có đa dạng loại tô phù hợp với các dạng mái và công năng khác nhau: tôn cách nhiệt, tôn lạnh, tôn mạ màu, tôn PU, tôn sóng ngói.

– Tính bảo vệ: Trong khi tấm lợp nhựa có tính năng chống cháy thì tấm lợp gỗ cung cấp thêm một lớp cách điện cho ngôi nhà của bạn. Vì thế, tùy vào nhu cầu và tình hình thực tế mà bạn nên lựa chọn loại tấm tôn lợp phù hợp nhất dành cho gia đình mình. Tuy hiện, hiện nay trên thị trường tấm tôn lợp kim loại là bền nhất và có nhiều tính năng bảo vệ ngôi nhà của bạn nhất.

Tùy thuộc vào các điều kiện chung của ngôi nhà mà bạn nên tìm kiếm những vật liệu tốt nhất và phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn cũng như những thành viên trong ngôi nhà đó. Không gian sống quan trọng và quan trọng hơn cả nó cần đảm bảo phải đẹp và phù hợp với tình hình chung. Hiện nay thị trường có khá nhiều loại vật liệu dùng để lợp thì trong đó tôn lợp được đánh giá cao hơn cả

Thông tin tham khảo tại http://tubepgodephanoi.com/2020/02/2...-gom-nhung-gi/