Khi bắt đầu một việc gì cũng cần một khởi đầu tốt và việc cho con bú cũng cần những khởi đầu tốt. Cho con bú thành công hay không có một phần quyết định bởi những lần cho con bú đầu tiên. Một khởi đầu tốt thì sẽ có một cơ thế cung cấp sữa mẹ đầy đủ và khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa là em bé hài lòng về lượng sữa mẹ nó có thể tạo ra và bạn thì hài lòng vì cho con bú tốt và không có vấn đề về vú. Dưới đây là 8 lời khuyên để bạn có thể cho con bú tốt ngay từ đầu.

1. Cố gắng tối đa để sinh thường không cần hỗ trợ
Hỗ trợ chuyển dạ, mổ đẻ theo lịch và nhiều loại thuốc sau khi sinh chính là những nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình cho con bú của bạn. Sau khi mổ đẻ kết thúc thì có thể bạn cần một thời gian ngắn mới có thể cho con bú và tiếp xúc với em bé của bạn được. Hơn nữa các loại thuốc liên quan tới cuộc chuyển dạ hoặc giảm đau sau khi sinh có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa của bạn và em bé buồn ngủ sẽ khó bú chủ động. Những tình huống sinh nở này có thể khiến việc cho con bú bắt đầu ngay lập tức trở nên khó khăn hơn.

Bây giờ đôi khi những can thiệp là cần thiết nhưng nếu bạn có thể sinh thường không cần hỗ trợ thì bạn nên cân nhắc. Việc chữa lành vết thương tự nhiên cũng không dễ dàng nhưng chắc chắn bạn có thể tiếp xúc với con và cho con bú ngay sau khi sinh.

2. Yêu cầu tiếp xúc da liền da với bé
Nếu em bé sinh ra khỏe mạnh đủ tháng thì bác sĩ sẽ có thể cho bé nằm luôn trên ngực bạn với tư thế nằm sấp. Đó cũng là tư thế bú tự nhiên nhất cho lần bú đầu tiên của bé. Em bé có thể được lau khô và kiểm tra ban đầu ngay trên ngực bạn.

Trong 2 giờ đầu sau khi sinh thì em bé của bạn có xu thế rất tỉnh táo và háo hức bú mẹ. Vì thế bạn nên cho con bạn bú ngay và tốt nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Thông thường thì khi được đặt lên ngực trần của mẹ thì em bé đã bắt đầu cựa quậy và tìm kiếm vú mẹ rồi. Theo các nghiên cứu được tuyên bố thì quầng vú bà mẹ tiết một mùi hương đặc biệt và có màu dậm hơn khi sinh em bé, đó là dấu mốc để em bé tìm tới vú và tự bú.

3.Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt



Nếu bạn có thể, hãy cho bé bú mẹ trong khi bạn vẫn ở trong phòng sinh trong giờ đầu tiên sau khi sinh. Nếu điều này không thể xảy ra vì sức khỏe đặc biệt của bé cần chăm sóc đặc biệt hoặc sau khi bạn đẻ mổ thì bạn có thể cho bé bú ngay khi có thể.

Nếu bạn phải tách rời em bé một thời gian không thể cho con bú trực tiếp được thì hãy yêu cầu một máy hút sữa cấp bệnh viện để có thể thiết lập và duy trì nguồn sữa cho bé. Nếu bé không bú sớm được thì chính bạn phải kích thích vú mẹ sớm để tạo sữa chuẩn bị sẵn sàng khi bé có thể tự bú được.

4. Hãy chắc chắn bé bú tốt ngay từ lần đầu tiên
Khi bạn cho bé bú lần đầu tiên nên có sự hỗ trợ của bác sĩ, y tá hoặc một chuyên gia cho con bú bên cạnh để kiểm tra cách ngậm vú của bé có tốt hay không. Nếu em bé của bạn ngậm vú không đúng cách thì những người này có thể hướng dẫn cho bạn và em bé bú đúng cách ngay từ lần đầu tiên. Một cách ngậm vú thích hợp và bú tốt từ lần đầu tiên chính là chìa khóa thành công khi cho con bú

Một cách ngậm vú tốt thì đảm bảo rằng em bé bú đúng và nhận được đủ lượng sữa mẹ cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa nó giúp kích thích tốt vú mẹ sản xuất thêm sữa và ngăn ngừa các vấn đề về vú cho mẹ.

5. Cho con bú rất thường xuyên



Hãy cho con bú theo nhu cầu của bé ngay khi bé có dấy hiệu đói. Một em bé sơ sinh sẽ cần được bú mỗi 2-3 giờ và liên tục cả ngày lẫn đêm. Điều đó có nghĩa là bạn cần cho con bú 8-12 lần mỗi ngày. Nếu em bé của bạn ngậm vú thích hợp thì bạn càng cho bé bú nhiều thì bạn càng sản xuất được nhiều sữa mẹ

Trong những ngày đầu tiên này thì việc cho con bú rất thường xuyên có thể giúp em bé của bạn tránh được một số vấn đề mà em bé đôi khi gặp phải như vàng da hay hạ đường huyết. Vì thế tốt nhất bạn nên cho con bú càng sớm càng tốt, càng thường xuyên càng tốt.

6. Giữ bé bên cạnh bạn càng nhiều càng tốt
Nếu bạn sinh con ở bệnh viện thì nhiều đơn vị thai san khuyến khích ở phòng riêng. Nếu điều đó là an toàn thì ở một phòng riêng sẽ khiến bạn thoải mái hơn và giành nhiều thời gian hơn cho em bé.

Nếu bạn đã có một ca đẻ mổ thì việc chăm con có lẽ khá khó khăn nhưng bạn có thể nhờ một người thân hoặc chồng bạn bên cạnh để hỗ trợ chăm con. Bạn và con bạn càng dành nhiều thời gian cho nhau, bạn càng có thể cho con bú nhiều hơn.

7. Trì hoãn việc sử dụng núm vú giả
Cho bé sử dụng núm vú giả cũng không sao, và thậm chí còn có một số lợi thế khi sử dụng núm vú giả. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu sau khi em bé chào đời, khi bạn đang cố gắng cho con bú khởi đầu tốt, tốt hơn là cho bé bú mẹ thay vì ngậm vú giả. Trong thời gian này thì dù bé bú không dinh dưỡng cũng vẫn tốt hơn vú giả.

Có thể có nhưng em bé thay đổi qua lại giữa vú giả và vú mẹ mà không có vấn đề gì nhưng có nhiều bé sẽ bị nhầm lẫn núm vú hoặc bé sẽ mệt mỏi vì mút mãi mà không có sữa.

Thời gian vài tuần đầu thì bé càng bú bạn nhiều thì bạn càng sản xuất sữa tốt hơn, nhưng nếu sử dụng vú giả trong lúc này thì bé có thể ít bú mẹ hơn. Vì thể hãy chờ tới khi em bé được khoảng 4 tháng tuổi rồi mới cho bé làm quen với vú giả vì lúc này bé đã bú mẹ tốt và nguồn sữa của bạn đã hình thành.



8 Không nên cho bé ăn bổ sung hoặc sữa công thức quá sớm
Trừ khi bạn không đủ sữa cho bé thì bạn không cần thiết phải chó bé ăn thêm sữa bổ sung giữa các lần cho ăn. Nếu em bé của bạn có dấu hiệu đói khi mới kết thúc phiên bú thì bạn vẫn có thể cho con bú tiếp. Trong vài ngày đầu tiên thì em bé chỉ nhận được một lượng rất nhỏ sữa non, nhưng đó là tất cả những gì bé cần.
Trong trường hợp bắt buộc phải bổ sung sữa công thức cho bé thì bạn nên mua sữa trên Sendo để được hưởng ưu đãi từ mã giảm giá. Bạn sẽ không mất thời gian săn mã giảm giá nếu biết trang web tổng hợp mã giảm giá Sendo là magiamgiasendo.com

Nếu bạn chó bé ăn sữa khác ngoài sữa mẹ thì bé sẽ không bú bạn nhiều và như thế bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thiết lập một nguồn sữa mẹ mạnh mẽ cho em bé đầy đủ sữa về sau. Giống như núm vú giả, việc giới thiệu sớm bình sữa có thể gây nhầm lẫn núm vú, và đôi khi em bé sẽ thích bình sữa hơn vú.

Xem thêm về kinh nghiệm khi mang thai. Thời kì mang thai bạn không nên ăn gì? Đây là chi sẽ được nói trong bài viết về kinh nghiệm sinh sản. Hãy đón đọc bài viết tại đây và để lại ý kiến của bạn nhé!

Chúc bạn và bé sức khoẻ!